Search This Blog

Thursday, November 3, 2011

Nhà ống - quá khứ và hiện tại

Nhà ống hay nhà hình ống để miêu tả những ngôi nhà dài và hẹp đã trở thành bản sắc văn hoá của người Vìệt Nam chúng ta. Bài viết này không nói về cội nguồn của những ngôi nhà ống ở phố cổ Hà Nội. Ngược lại tôi rất quan tâm đến những ngôi nhà ống khi đất nước phát triển, những ngôi nhà ống bằng bê tông cốt thép mà tôi đã từng được sống và trưởng thành.

Nhà phố riêng lẻ - mối liên hệ không gian chiều thẳng đứng

Nhà ống mặt phố vẫn tồn tại ở đô thị tại những nước phát triển. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã được tiếp xúc với nhiều ngôi nhà ống khác nhau. Xin giới thiệu 4 căn nhà ống ở 4 thành phố khác nhau trên thế giới với thời gian xây dựng lâu nhất là từ năm 1992 để tham khảo. Đặc điểm chung của cả 4 căn nhà là đều có sự tìm kiếm mối liên hệ không gian theo chiều thẳng đứng.

Nhà ống - mối liên hệ không gian theo mặt bằng chuỗi

Nhà ống sinh ra từ sự cần thiết tạo lập phố thị. Cái định nghĩa đó không còn thực tế nữa khi sự tăng trưởng hàng ngày rất đáng kể của loại hình nhà ở này tại các làng quê Việt Nam. Người Việt Nam thân thuộc cả nhà ống cũng như dùng cơm trong những bữa ăn của mình.

Real-time rendering và bản chất.

Cụm từ real-time rendering có vẻ vẫn còn tương đối xa lạ với cộng đồng thiết đồ họa kiến trúc/ nội thất ở Việt Nam. Vì vậy, qua bài viết này cùng với một số demo mà chúng tôi thực hiện, trung tâm GigabIdea chúng tôi hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm này và những tiềm năng của nó đối với lĩnh vực thiết kế đồ họa kiến trúc/ nội thất.

Kiến trúc sư và Cave


* 10 ĐIM GING NHAU :
1. Có lch s ngh hơn 4000 năm
2. Làm vi
c đêm và luôn thiếu ng
3. Khi có h
ng làm vic tt hơn

Đào Hồng Tuyển - Chúa đảo Tuần Châu

Khi nhắc đến Trịnh Chân Trân, “Chúa đảo” Tuần Châu Đào Hồng Tuyển hơi nhíu mày rồi bảo “Tôi được minh oan rồi, đã có một nhà báo nhận trách nhiệm về cô ấy…”. Ông Tuyển cũng xác nhận việc này với tờ ANTG, song vẫn khẳng định:tất cả những điều thiên hạ đồn thổi mà có thể tôi chưa nghe được, nhưng tôi chỉ biết rằng, tôi đang là một thằng đàn ông rất đàn ông. Và phải nói thế này, một người đàn ông chân chính nào không biết yêu cái đẹp thì không phải là người đàn ông chân chính”.

10 điều chưa bao giờ được dạy ở trường thiết kế

Michael McDonough, một giảng viên kiến trúc, một nhà báo đã từng làm ngạc nhiên các sinh viên của mình bằng bài viết “10 điều chưa bao giờ được dạy ở trường thiết kế”. Nhưng đặc biệt là nó có ý nghĩa sâu sắc với hầu như tất cả các lĩnh vực khác.

Ăn mày & chuyện học MBA !

Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Gucci ra khỏi Tràng Tiền Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học MBA ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.

Phim truyện lịch sử Việt Nam - vì sao khó làm?

Thật đáng tiếc là phim Lý Công Uẩn lại không giao cho hãng phim truyện Việt Nam làm. Chỉ vì tranh luận mà nhà quản lý sợ không giao dự án nữa, nên mới có chuyện việc làm phim của công ty Trường Thành đầy chất nghiệp dư chăng?

Trắc nghiệm não

Trong quá trình học tập, làm việc và sinh sống của chúng ta, bộ nảo ảnh hưởng tới tất cả hoạt động của mình. Tại sao lại có Lập trình viên? tại sao lai có nghệ sĩ? Tại sao bạn chỉ có thể tính toán mà không thể sáng tạo nghệ thuật hoặc ngược lại hoặc tại sao có người có thể làm cả 2? Và bạn biết gì về não của mình?

"Mẹ điên"

Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.

Vai trò của trí tưởng tưởng tượng trong sáng tác kiến trúc

Bài viết mang tính nghiên cứu của KTS.Lê Hữu Trúc
Có lần trên một đề mục quảng cáo tôi đã đọc được dòng chữ này “bạn có muốn trở thành một lập trình viên tin học không, không cần biết kỹ thuật - bạn chỉ cần một ý tưởng”. Câu nói này dù có phần phóng đại, song đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh và khiến tôi liên tưởng đến một câu nói khác mà các thày giáo kiến trúc cũng thường hay nói với sinh viên trong giờ học thiết kế “trong sáng tác vấn đề chính là anh phải có ý tưởng”.

Nhà ống và xe máy - Diện mạo hay bản sắc ?

Bộ mặt đô thị là hình ảnh trực tiếp nhất thể hiện khía cạnh văn hóa xã hội của một đất nước. Sắc thái đô thị biểu hiện qua cách tổ chức không gian đô thị và không gian sinh hoạt xã hội.

Trên khía cạnh văn hóa quốc gia về nhận thức, trình độ, cách ứng xử nhìn từ góc độ đại chúng thì gia đình có thể được xem như là tế bào hình thành nên bộ mặt và không gian văn hóa quốc gia. Trong đó cái nết ăn ở của từng tế bào thể hiện và phản ảnh các giá trị cơ bản cấu thành tính cách của một dân tộc.

Người Việt Nam đang sống ở đâu và sống như thế nào trong cái không gian đô thị như hiện nay?
Bỏ qua những nhận định dài dòng mang tính biện minh cho một cái gì đó định sẵn; bỏ qua những câu nệ về văn hóa lịch sử nhì nhằng… Cứ nhìn thẳng vào thực tế những gì đang hình thành và diễn ra ngay trước mắt, không thể chối bỏ sự thực là hiện nay chúng ta đang sống trong những cái chợ, những cái chợ lớn nhỏ tùy theo quy mô của đô thị, của quần cư mà chúng ta đang hít thở và sinh hoạt mỗi ngày.
  • Ảnh bên : Kiến trúc tuyến đường mới Kim Liên - Ô Chợ Dừa (Hà Nội)
Những cái chợ theo nghĩa đen nhiều hơn nghĩa bóng với đầy đủ tính chất, đầy đủ các mặt sáng tối của từ này. Những cái chợ này đã xóa hẳn cái tiếng tăm Hòn Ngọc Viễn Đông của Sài Gòn, đã từng ngày nuốt chửng cái không gian thấm đượm màu sắc văn hóa lịch sử của Hà Nội, đè lên cái nét thi ca tự tình của Huế, đang dồn cái không gian lãng mạn ngút ngàn hoa cỏ của Đà Lạt dần đi vào dĩ vãng…

Cái gì mà có sức tàn phá một cách cuồng bạo, chỉ trong một thời gian ngắn đã làm biến thể cả một bộ mặt đô thị, bộ mặt đất nước như thế?

Tại các đô thị lớn nhỏ hiện nay, 90% dân số sống trong các nhà ống và sử dụng xe gắn máy là phương tiện đi lại chính. Nhà ống và xe gắn máy, chắc chắn đã là hình thái của xã hội ta. Có ai hay cơ quan nào xem xét cạn cùng vấn đề này để trả lời câu hỏi: Nhà ống và xe gắn máy là diện mạo hay bản sắc của Việt Nam? Câu trả lời không khó, vấn đề là chúng ta có thực sự nhìn nhận thực tế đó hay còn đang mộng tưởng vào những viễn cảnh đô thị xa vời nào đó hoặc đang để mối quan tâm hoài vọng về những giá trị tinh thần xa lắc trong quá khứ!

Nhà ống và xe gắn máy thực sự đã trở thành biểu tượng quốc gia. Biểu tượng: Hình ảnh + Tinh thần có tính chất phổ biến và trực tiếp tác động lên đời sống xã hội.

Không biết tự bao giờ và nguyên do từ đâu, người Việt bây giờ có lẽ đang sống và sắp đặt cuộc sống của mình theo kiểu đa hướng. Sự đa hướng là nguyên tắc tồn tại một cách có ý thức và vô thức trong suy nghĩ của mỗi người. Ai cũng thấy và cần phải biết làm cùng lúc nhiều việc khác nhau như là phương cách bắt buộc để tồn tại.

Đa phần sinh viên tốt nghiệp kiếm sống bằng công việc chẳng liên quan gì tới việc học trước đó; một quan chức nhà nước có thể ngồi vào bất cứ chiếc ghế nào và xử lý bất cứ loại công việc nào cũng được; trên đồng ruộng nay trồng cây này, mai cây kia và mốt lại hoàn toàn có thể trở thành nền nhà hay sân golf… Nhà văn vừa viết vừa vẽ, nhạc sĩ vừa hát vừa phục vụ bia rượu cho các “thượng đế”, từ người mới biết đọc biết viết đến các bậc học giả ai cũng nói pha trộn lẫn lộn vào tiếng Việt cùng lúc mấy loại tiếng nước ngoài, tiền đồng, tiền đô, tiền Nhật, tiền châu Âu đều xài được.
  • Ảnh bên : Hà Nội từ trên cao
Kiến trúc sư thường xuyên được các thân chủ yêu cầu thiết kế với tiêu chí: nhà tôi phải vừa ở vừa kinh doanh được, mặt bằng dành cho kinh doanh phải đáp ứng được nhiều dạng kinh doanh khác nhau, cụ thể là có thể cho thuê văn phòng, mở tiệm cắt tóc gội đầu, khi cần có thể cải biên thành quán ăn, khách sạn hay tiệm mát-xa… Thực tế trên đường phố hiện nay, có thể bên cạnh trụ sở công an là quán nhậu, rồi thì tiệm tạp hóa, thời trang, nhà giữ trẻ, quán karaoke, tiệm ăn… Ở đâu cũng kinh doanh mua bán, mua bán từ trong nhà ra tới lòng lề đường, đứng ngồi đủ kiểu. Người ta luôn cần một ngôi nhà đa dụng, mà một ngôi nhà đa dụng tốt nhất nên là một ngôi nhà mặt tiền.

Có cầu ắt có cung, thế là đô thị cứ lan rộng, nhiều khu đô thị mới đua nhau mọc lên với nhiều đường sá được xây dựng để đáp ứng nhu cầu mặt tiền. Nếu đô thị hiện hữu đã là những cái chợ thì đô thị mới cũng vậy, số vụ tai nạn giao thông không kiềm chế được bởi vì bây giờ người ta làm đường để bán đất chứ đâu phải để dùng cho giao thông!

Vấn đề đô thị lan rộng đã được thế giới rút ra nhiều bài học cay đắng, đô thị càng lan rộng thì không gian đô thị càng lâm vào bế tắc trên mọi mặt: giao thông, môi trường cảnh quan, phúc lợi xã hội… cộng thêm tệ nạn xã hội lan tràn không kiểm soát được, sự cân bằng môi trường sinh thái bị phá vỡ không gì cứu vãn được.

Đã là nhà ống thì nhất thiết phải sử dụng xe gắn máy. Phương tiện này có sự hữu hiệu không thay thế được. Chiếc xe gắn máy chiếm rất ít chỗ trong nhà, già trẻ, lớn bé, nam nữ đều sử dụng được, tiện lợi cho mọi mục đích đi lại và chuyên chở, khi cần có thể trở thành phương tiện sinh nhai và nhất là muốn dừng lại ở đâu cũng được. Nhà ống và xe gắn máy là hai mặt không thể tách rời của cơ cấu đô thị hiện nay, chúng tồn tại cộng sinh và như là một điều hiển nhiên tối ưu không phải bận tâm chọn lựa. 


Dân tình bây giờ không phải tìm cách thích ứng với cơ cấu xã hội-môi trường đó mà chính là kiểu đô thị chợ với nhà ống và xe gắn máy đang quy định cách sống, cách ứng xử, cách suy nghĩ hay tựu trung màu sắc văn hóa của nó phủ lên toàn bộ đời sống xã hội đến từng cá nhân.

Mới đầu thì tập cho quen, dần dà trở thành tập tính và tư duy của cộng đồng. Tập tính và tư duy của kẻ chợ đó là:

Sống theo kiểu tranh cướp nhau: không gian công cộng điển hình là vỉa hè thuộc quyền sử dụng của kẻ nào ngang ngược và bặm trợn hơn. Người ta không mảy may ưu tư về việc buôn gian bán lận lừa lọc người khác và có khi coi đó như là một thủ thuật kinh doanh tất yếu. Thậm chí có nhiều quan chức còn đặt vấn đề đưa vỉa hè vào thương trường.

Sống ích kỷ và hung bạo: bây giờ người ta sẵn sàng gây hấn, xung đột nhau chỉ vì những nguyên nhân nhỏ nhặt nhất, ai cũng tranh được phần mình bất kể quyền lợi và danh dự của người khác. Nam nữ, già trẻ đua nhau vặt trụi một vườn hoa ngày Tết chỉ trong một buổi tối; 500 nhân viên chuyên nghiệp mới đủ để bảo vệ mấy cành đào…?!

Sống mất trật tự, xem thường kỷ cương: bây giờ cái gì cũng chạy, giấy phép loại gì cũng chạy (mà giấy phép bây giờ rất nhiều), con cái đi học cũng chạy, đau ốm vào bệnh viện cũng chạy, chạy thủ tục, chạy án, chạy tới công sở, chạy tới đình chùa miếu mạo, từ người tử tế đến kẻ bất lương tất cả đều phải chạy và hình như việc gì cũng có chỗ để chạy. Sẽ ra sao với một đất nước mà điều không thể vẫn có cơ hội để trở thành có thể và cứ như vậy thì luật pháp và những quy tắc cộng đồng sẽ chỉ dùng để trang trí vì khi đó phần thắng luôn thuộc về kẻ giỏi chạy, biết chạy bất cứ ở đâu và bằng gì!



Và cứ như thế xã hội ngày càng bát nháo, bát nháo không chỉ ở diện mạo của nó mà có sự góp phần một cách vô thức của từng cá thể cấu thành cái không gian giao tiếp, cái không gian tâm tưởng, cái không gian văn hóa…của cộng đồng chúng ta.
  • Ảnh bên : Nhà ống và xe gắn máy đã thực sự trở thành biểu tượng quốc gia của Việt Nam (Ảnh: Lê Toàn)
Trở lại vấn đề nhà ống và xe gắn máy, đã đến lúc xem xét vấn đề này không đơn thuần như là một diện mạo xã hội mà như một bản sắc quốc gia. Dẫu đau lòng, nhưng phải công nhận đó như là một sự thật hiển nhiên phải đối mặt, đó là một vấn đề văn hóa cấp quốc gia, là bộ mặt đất nước mà lương tri tối thiểu của người có chút suy nghĩ không thể bỏ qua hoặc ngó đi chỗ khác.

Có thể nào gọi là phát triển một khi phúc lợi xã hội ngày càng nghèo đi, diện mạo đất nước ngày càng luộm thuộm, lòng người ngày càng phân tán, nhỏ nhen. Nhiều đường sá được xây dựng, nhiều nhà cao tầng mọc lên, vật chất thời thượng tràn đầy, từ ngữ hiện đại và phong cách luôn được nói tới như một chuẩn mực sống văn minh và hội nhập, nhưng phải chăng đó là một cách để che đậy sự nghèo nàn về tinh thần bên trong và biện minh cho sự tiếp nhận ào ạt màu sắc văn hóa ngoại lai tràn ngập, thúc con người lao vào cái bóng sáng ngoại nhập đó như con thiêu thân lao tới cái bóng đèn, xem đó là cái đích duy nhất, gạt sang một bên và bỏ lại sau lưng sự đằm thắm của nhân cách, sự tĩnh lặng của tinh thần - những giá trị bền vững cần có trên bình diện tồn tại của một cộng đồng, một dân tộc.

Có nhà văn nào đó đã nói một điều làm chúng ta phải suy nghĩ: “Nếu không mục ruỗng từ bên trong thì không có gì từ bên ngoài có thể thâm nhập được”.

Ngôi nhà, không gian sống, tế bào của xã hội bây giờ gần như không còn là nơi gìn giữ những giá trị tinh thần, những giá trị về màu sắc nhân văn riêng biệt trong tâm tính và tâm hồn của mỗi người Việt Nam tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ sau. Gia đình bây giờ tồn tại trong không gian xã hội, nơi mà ngôi nhà được dựng lên như là một giao điểm xã hội với mọi thứ xô bồ ngang dọc, mang đến toàn bộ tác động từ hoàn cảnh và môi trường chung quanh. Cái môi trường xã hội giàu sự đua chen và bắt chước lại rất nghèo về tinh thần và tính nhân văn.

Văn hóa không có trong những mộng ước. Văn hóa tồn tại trong thực tiễn đang diễn ra từng giây, từng phút, từng giờ, từng ngày. Mọi sự nhận định, phê phán, mọi sự mong muốn đều phải được rút ra từ phương pháp đối diện với cuộc đời, đối diện thẳng thắn với cội nguồn của sự việc.

Mọi sự bàn luận, đánh giá sẽ trở nên sáo rỗng nếu không xuất phát từ những định nghĩa có tính chất cốt tử.

Không phải là nhà nghiên cứu khoa học xã hội chuyên nghiệp, không có hệ thống dữ liệu để tổng hợp cho cái nhìn toàn diện; không thông thạo lịch sử và không là nhà nghiên cứu văn hóa…, với cái nhìn hạn hẹp và có phần chủ quan của một kiến trúc sư hay quan sát, cộng thêm chút kiến thức và cảm nhận về lịch sử phát triển đô thị thế giới trên khía cạnh nhân văn, tôi muốn nêu lên một câu hỏi - theo sự chủ quan cá nhân - có ý nghĩa quan trọng và căn bản để tạo tiền đề, điểm xuất phát cho bài toán hoạch định xã hội: “NHÀ ỐNG VÀ XE GẮN MÁY: DIỆN MẠO HAY BẢN SẮC?”.
KTS. Võ Thành Lân
Nguồn: Ashui.com

4 bài tập giúp nâng cao kĩ năng quan sát khi chụp ảnh

Bài viết sưu tầm từ anhso.net

Kĩ năng đáng kể nhất của một nhiếp ảnh gia thực sự có tài, không phải là việc anh có thể tính toán độ phơi sáng chính xác tới đâu, cũng không phải việc anh thông thạo bao nhiêu loại thiết bị khác nhau, hay có thể chụp được cả ngàn tâm ảnh trong một tuần hay không. Mà chính là một điều tưởng như giản dị, nhưng bất kì ai yêu nhiếp ảnh cũng đều mong sở hữu, đó là kĩ năng quan sát.
Sự quan sát sẽ là bước định nghĩa cho các tác phẩm nhiếp ảnh của bạn. Nó đem tới sự sống và hơi thở cho câu chuyện mà bạn ghi lại, cho vẻ đẹp mà bạn tạo ra trong bức ảnh bạn chụp. Sự quan sát chính là điều tạo nên sự khác biệt giữ một bức ảnh thường thường bậc trung và một tác phẩm có thể làm say đắm lòng người, giữa một hình ảnh thông thường và một món quà cho thị giác. Và người đưa ra những đánh giá ấy, sẽ là người xem – người “thưởng” ảnh của bạn.
Phát triển kĩ năng quan sát, đặc biệt là trong nhiếp ảnh – cần những nỗ lực kiên trì và tỉ mỉ, sự luyện tập thực tế. Và tất nhiên, nó cần cả thời gian và sự tự nguyện nữa.
Sau đây, Anhso xin giới thiệu cùng các bạn vài bước hữu ích cho việc luyện tập kĩ năng quan sát, đặc biệt là khi bạn đam mê nhiếp ảnh.

1. Phân tích

Chọn một vật bình thường và vô tri vô giác, đặt lên một chiếc bàn trước mặt bạn. Hãy quan sát nó trong vòng 5 phút và note lại mọi điều mà bạn thấy và nghĩ. Hãy thật chú ý vào nó. Chẳng hạn, nếu đó là một quả táo, hãy chú ý tới hình dạng, nó tròn hay gồ ghề, trên đó có nhiều rãnh hay chỗ lõm hay không? Hãy chú ý vào kích thước, đó là một quả tao lớn, vừa hay nhỏ – và có thể so sánh nó với thứ gì? Hãy chú ý đến bề mặt vỏ, màu sắc, độ sáng, độ bóng. Trông quả táo đó vẫn tươi và mới, hay có vẻ đã để khá lâu rồi? Tại sao? Nó thơm và bắt mắt chứ? Điều gì đã làm nó được như vậy? Hãy tự đặt ra mọi câu hỏi bạn có thể về vật đó, cho tới khi bạn chẳng còn nghĩ được thêm thứ gì nữa. Bạn đã thấy trong mình xuất hiện một câu chuyện nào đó về vật mà vừa mới không lâu trước đó thôi, còn nhạt nhẽo và chẳng có gì đặc biệt chưa?

2. Đặt trên mọi khía cạnh

Chọn một vật khác và đặt nó trên cửa sổ. Hãy dùng máy của bạn, với chỉ một lens, và chụp nhiều ảnh nhất có thể, với càng nhiều những góc chụp, khoảng cách, settings… khác nhau càng tốt, trong vòng 15 phút. Bạn có nhận ra điều gì không? Điều gì làm cho những góc chụp khác nhau với cùng một vật thể, có thể đem lại những sắc thái, cảm xúc khác nhau đến thế? Đừng quên sử dụng ánh sáng một cách đa dạng nhất có thể. Bạn sẽ thấy bức ảnh có thể trở nên hoàn toàn khác biệt, và cả tâm trạng bạn đặt trong đó nữa, nhờ vào cách bạn phối hợp những kĩ thuật và chọn lựa của mình. Bài tập kéo dài này sẽ thử thách sự sáng tao của bạn, đưa bạn ra khỏi những giới hạn mà bạn luôn cho rằng mình sẽ không vượt qua, trong một sự sáng tạo nghệ thuật không có giới hạn như nhiếp ảnh.

3. Đánh giá địa điểm chụp

Trước khi bắt đầu một shot chụp, hãy dành vài phút để đánh giá vị trí chụp của bạn. Hãy tự hỏi mình, vị trí đó sẽ có liên hệ thế nào đến cảm xúc và trạng thái. Vì sao? Liệu những dải ánh sáng đang len qua ngọn cây từ phía cao kia, có tạo nên những vệt nắng êm ái và lan tỏa trong bức ảnh của bạn, đem đến một cảm giác thơ mộng và ấm áp hay không? Liệu sự xuất hiện của vài khóm hoa bất đối xứng có đem lại cảm giác nghệ sĩ cho bức ảnh của bạn khôgn? Đừng bỏ qua bất kì điều gì nhỏ nhặt có thể đem lại giá trị trực quan cho bức ảnh của bạn

4. Tưởng tượng ra bức ảnh bạn sẽ chụp

Vài tháng đầu tiên đến với nhiếp ảnh, bạn có thể sẽ nhìn thấy “khung hình” ở mọi nơi, kể cả khi bạn không đem theo máy trong tay. Sự vui thích và ham muốn tìm tòi đối với nhiếp ảnh sẽ tạo nên sự nhạy cảm đặc biệt trong quan sát. Hãy tự nhắc nhở bản thân mình luôn tạo ra những bức ảnh trong tâm trí trước khi nó thật sự được ghi lại, chú ý từng mảnh hình ảnh ở bất kì nơi đâu xung quanh bạn, và phát triển sự nhạy bén của bạn với các yếu tố có thể tác động đến thị giác.

Kĩ năng quan sát sẽ giúp bạn phối hợp được mọi kĩ năng và hiểu biết khác về nhiếp ảnh, sắp xếp chúng để truyền tải những câu chuyện đủ sức gây xúc động trong các tác phẩm của mình. Anhso hy vọng những chia sẻ của bài viết này sẽ có ích cho bạn để phát triển kĩ năng quan trọng này!

Tiêu điểm trong bức ảnh

Tiêu điểm (focal point) là một khái niệm quan trọng trong bức ảnh. Có thể nói tiêu điểm là yếu tố quyết định nhất đến sự thành công của một bức ảnh. Vậy tiêu điểm là gì?
Tiêu điểm trong bức ảnh là gì?
Bạn có thể hỏi những câu hỏi khác tương tự như:
- Đâu là điểm chính của bức ảnh?
- Cái gì thu hút ánh mắt của người xem?
- Cái gì trong bức ảnh này là nổi bật nhất?
- Chủ điểm của bức ảnh là gì?
Lý do mà tiêu điểm quan trọng là vì khi bạn nhìn vào một bức ảnh, mắt bạn cần một điểm nghỉ hoặc một điểm thú vị nào đó để tập trung vào. Không có tiêu điểm thì người xem sẽ chỉ liếc mắt qua bức ảnh của bạn rồi đi ngay.

Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
Một khi bạn xác định được tiêu điểm thì bạn hãy tự hỏi làm thế nào để nhấn vào điểm đó trong bức ảnh của mình.
Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
6 kỹ thuật làm nổi bật tiêu điểm trong bức ảnh:
Một tiêu điểm có thể là bất kỳ thứ gì, từ người, nhà cửa, núi hay hoa lá cành, vv.vv…. Tất nhiên tiêu điểm là vật gì đó càng ấn tượng thì càng tốt – nhưng bạn cũng cần chú ý vào các yếu tố sau:
- Vị trí: Đặt tiêu điểm vào vị trí nổi bật nhất (bạn có thể bắt đầu bằng bài tập với Định luật một phần ba)
- Trọng tâm: Học cách sử dụng độ nông sâu của nền để làm nhòe đi các vật đứng trước hoặc sau tiêu điểm.
- Nhòe: Nếu bạn muốn làm cho bức ảnh tinh tế hơn bạn có thể muốn chơi cùng tốc độ cửa trập chậm khi đối tượng chụp đứng yên còn xung quanh di chuyển.
- Kích thước: Làm cho tiêu điểm lớn hơn không phải là cách duy nhất làm nổi bật tiêu điểm, nhưng thực sự là điều đó có ích.
- Màu sắc: Sử dụng màu tương phản có thể là một cách làm cho tiêu điểm nổi bật hơn trên nền.
- Hình dạng: Tương tự, sự tương phản giữa hình dạng và phối cảnh xung quanh có thể làm cho tiêu điểm nổi bật, đặt biệt là khi tiêu điểm nằm giữa những hoa văn lặp lại.

Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
-
Nhớ rằng kỹ thuật tốt nhất là khả năng kết hợp tất cả các yếu tố trên.

Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
Cuối cùng, không nên làm rối trí người xem bằng một loạt các tiêu điểm, chúng chỉ làm cho người xem bội thực và không xác định được đâu là điểm nhấn của bức ảnh. Tiêu điểm phụ sẽ giúp dẫn đường cho đôi mắt nhưng quá nhiều tiêu điểm chính sẽ chỉ làm cho người xem hoa mắt.

Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
Nguồn: tổng hợp

Tự sự chấn động của nữ sinh trường múa

Giúp các nam sinh “sung sướng bằng tay” chính là “nhiệm vụ giúp đỡ” được giáo viên giao cho các nữ sinh học kém nhất.
"Để vào được trường múa, chúng tôi phải có vẻ bề ngoài bắt mắt. Việc tuyển sinh của trường nghệ thuật, đặc biệt là trường múa rất khắt khe. Phần dưới cơ thể bắt buộc phải dài hơn phần trên cơ thể 12 cm. Tôi rất may mắn, phần dưới tôi cao hơn phần trên 13 cm. Vì thế mà tôi đã được tuyển vào trường". Đó là tự sự của một nữ sinh trường múa ở Trung Quốc. Những tâm sự này đã lộ ra những mặt trái khó tưởng tượng nổi nếu muốn thành danh trong môn nghệ thuật này.

Khi vào trường, chúng tôi đã phát hiện ra rất nhiều những “quy tắc ngầm” mà người khác không thể biết được trong những trường nghệ thuật.

Ngày mới nhập học, tôi đã vô cùng sửng sốt khi giáo viên yêu cầu nam nữ chúng tôi cùng nhau thay quần áo, không hề che chắn để rèn luyện phản xạ lúc biểu diễn.

Có một số ít nam sinh có những “phản ứng” giới tính rất kì cục. Họ có những ham muốn tức thời. Và đương nhiên người đứng ra làm việc này chính là những nữ sinh học kém nhất, lười đến lớp nhất. Và giúp anh ta “sung sướng bằng tay” chính là “nhiệm vụ giúp đỡ” mà những nữ sinh như chúng tôi bắt buộc phải làm.

Giáo viên của chúng tôi cho rằng nude ballet là môn nghệ thuật vô cùng đẹp và có sức hấp dẫn đặc biệt, nhưng mỗi lần có tiết nude balle là lớp chúng tôi lại tách riêng nam và nữ thành hai nhóm riêng biệt để thoải mái hơn khi tập luyện. Giáo viên yêu cầu chúng tôi phải cạo hết “tóc dưới” để khi múa nude ballet hay mặc trang phục múa ballet nhìn đẹp và gợi cảm hơn.


Nhưng điều đáng sợ nhất với những nữ sinh tuổi ăn tuổi lớn như chúng tôi là phải giảm cân, quá nửa kg hay 1kg đều không được, bạn sẽ bị phê bình ngay. Thể trọng tiêu chuẩn được tính theo công thức: (Chiều cao – 100) x 0.85. Nếu như thể trọng vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì bạn phải chịu hình phạt là vào múa trong căn phòng chỉ có mỗi nam sinh và khi múa chỉ được phép mặc quần lót, không được mặc áo hay trang phục múa.

Sau đó biểu diễn những động tác như đá chân, xoạc và vịn lan can…trước mặt họ. Bởi thế nên tôi luôn cố gắng học tập chăm chỉ để không bị phạt. Tôi rất sợ hình phạt này, dù các nam sinh chỉ được nhìn, không được phép chạm vào nữ sinh nhưng để họ nhìn thấy mình trong tình trạng như vậy đã là một điều quá kinh khủng rồi.

Nữ sinh chúng tôi thường giảm cân bằng phương pháp chạy bộ. Mỗi lần thường chúng tôi chạy trên dưới 20 vòng, cho tới khi nào mệt nhoài không chạy nổi nữa thì thôi.



Tất cả các nữ sinh trường múa đều không mặc quần tất, nam sinh đều chỉ mặc độc một chiếc sịp bó sát, đây là sự khác biệt rất lớn. Bởi nữ sinh chúng tôi đều mặc trang phục liền thân, khi múa sẽ làm ấm cơ thể, nên không lo bị lạnh.

Bài học cho các nữ sinh là phải xoạc ngang và xoạc dọc được 230 độ. Nam sinh thì chỉ cần trên dưới 190 độ. Những ai không đạt yêu cầu sẽ bị giáo viên dùng dây trói rồi ép dẻo trong khi ngủ.

Nữ sinh học múa ballet quan trọng nhất là xinh đẹp ưa nhìn nên những ai có cơ thể đạt chuẩn nhưng một số bộ phận kích thước chưa phù hợp, giáo viên sẽ có biện pháp để các bộ phận ấy đạt chuẩn. Khi mọi thứ đều đẹp và chuẩn thì họ mới được phép học bale.

Riêng với các nam sinh, nhà trường luôn yêu cầu họ phải mặc chip để hạn chế “cái kia”. Mỗi nam sinh đều phải mặc một chiếc quần sịp cỡ nhỏ hơn size thật của mình một số Nếu nhà trường đi kiểm tra bất chợt, phát hiện trường hợp nào không mặc thì các nam sinh sẽ bị phạt: múa bale với chiếc quần sịp trước mặt tất cả các nữ sinh. Tuy nhiên, hình phạt này xem ra không được công bằng với chúng tôi.

(Theo Sina)

“Cái thằng dốt thế mà giàu”

Hôm nọ ngồi café hóng hớt được câu chuyện của hai cô bé bàn bên cạnh (Mình vẫn không bỏ được thói quen hóng hớt từ xưa). Cô áo xanh nói với cô áo hồng:

- Mày có nhớ thằng abc không? Cái thằng hồi xưa học dốt nhất lớp mình ấy. Nó trượt đại học xong rồi đi làm thuê ở đâu rất nhiều chỗ. Thế mà bây giờ cũng làm giám đốc, giàu “dã man con ngan”. Nghe nói nó đầu tư bất động sản hay chứng khoán gì ấy, trúng mấy vụ nên giàu cực. Thằng đấy may thế không biết, học hành chẳng ra gì.

Câu chuyện của hai cô bé ấy làm mình chợt nghĩ ngợi về khái niệm sự may mắn. Có thực là cậu bạn kia may mắn không hay để giàu như thế cậu ấy cũng phải lên bờ xuống ruộng và bị vùi dập biết bao nhiêu lần. Nhân tiện cũng xin kể mấy câu chuyện khác về sự may mắn.

Câu chuyện một người anh: Tôi có người anh họ, phải nói là rất giàu. Trước đây anh ấy nghèo lắm và rất khổ. Tôi biết anh ấy đã 15 năm rồi. Có một quãng thời gian dài tôi bặt tin anh và sau này gặp lại tôi mới biết anh ấy được một người bạn cũ hơn chục năm không gặp bỗng điện thoại rủ sang Trung Quốc làm mỏ hay quặng gì đấy. Vụ làm ăn ấy đổ bể và anh ấy mất hết, lại trở về nhà với đôi bàn tay “trong trắng”. Nghèo và khổ quá anh ấy phải làm đủ nghề, vất vưởng thuê nhà trọ hết nơi này đến nơi khác, cô đơn chẳng dám gặp mặt anh em bạn bè vì tự ti và vì vay mượn họ nhiều quá. Vừa rồi gặp anh ấy ăn trưa, anh kể rằng vụ Trung Quốc, mặc dầu thất bại nặng nề, nhưng lại khởi đầu cho chuỗi thành công sau này. Cũng nhờ lần đi Trung Quốc ấy anh có được thông tin và làm quen với rất nhiều đối tác, sau này đã giúp anh có được tiền của. Trong bữa trưa hôm đó anh cứ luôn mồm nói anh thật may mắn và cảm ơn người bạn cũ chẳng hiểu sao trong số rất nhiều bạn bè lại chỉ liên hệ với mỗi mình anh rủ làm ăn.

Câu chuyện một đối tác: Anh ấy là đối tác làm ăn với bố tôi từ rất lâu rồi. Tôi biết anh ấy từ khi tôi còn làm công chức nhà nước. Vào khoảng năm 2000 gì đó, anh ấy bắt đầu làm kinh doanh, tay trắng chẳng có gì. Giai đoạn 2001-2003 tôi nhớ không chính xác, KCN Từ Liêm bắt đầu xây dựng và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư với nhiều ưu đãi, thế nên vào cực kỳ dễ nếu có tiền. Anh ấy rủ bố tôi cùng đầu tư mặc dù trong tay anh ấy có rất ít tiền. Bố tôi lúc đầu cũng tham gia nhưng sau một thời gian phần vì lấn bấn về tài chính, phần vì thấy rủi ro nên bố tôi sang tên cho người khác. Anh ấy thì vẫn kiên trì theo đuổi bất chấp khó khăn về tài chính. Chẳng hiểu xoay tiền thế nào, chỉ biết anh ấy vay mượn lung tung, vay cả bố tôi, mỗi người một ít cuối cùng thì cũng đầu tư được một mảnh 5000m2. Sau đó, tôi biết, là cả một quãng thời gian anh ấy làm quần quật để trả nợ, khất nợ thậm chí chui lủi trốn nợ để tồn tại. Đến giờ, không những anh ấy đã trả được nợ mà còn rất giàu. Rất nhiều người khi nói chuyện về anh ấy vẫn nói anh ấy thật may mắn vì đã vào được KCN Từ Liêm ngay đợt đầu.

Câu chuyện một cô bé Trung Quốc: Cô bé này tôi mới gặp, rất trẻ, sinh năm 1988 nhưng đã để lại ấn tượng rất lớn với tôi. Bố làm kinh doanh truyền thống, rất giàu có, nhưng cô bé không theo nghiệp bố, mà quyết định rời Trung Quốc sang Việt Nam phát triển thị trường. Cô bé ấy làm trong ngành bán hàng đa cấp. Là con gái, còn quá trẻ, không biết tiếng Việt, kinh doanh trong một ngành hàng nhạy cảm, một thân một mình, chừng ấy yếu tố cũng đủ thấy thời gian đầu với cô bé khó khăn đến chừng nào. Đến người Việt mình chỉ cần gọi điện giới thiệu sản phẩm đa cấp không khéo đã bị chửi, bị đuổi, huống hồ một cô bé nước ngoài còn non nớt, ngô nghê và không biết tiếng. Vậy nhưng sau 3 năm, cô bé ấy đã nói tiếng Việt tốt, hệ thống của cô bé phát triển rất nhanh, thu nhập mỗi tháng cũng đã được 50-60 triệu và sẽ còn tăng nhiều nữa vào năm sau. Khoản thu nhập không phải là quá lớn nhưng là một thành tích đáng nể đối với một cô bé mới 23 tuổi. Nghe nói giai đoạn đầu cô ấy cũng stress nặng vì căng thẳng, vì khó khăn tưởng chừng không qua được và vì bị mọi người từ chối và xa lánh. Trong những lần nói chuyện khi được khen ngợi, cô bé chỉ nói: “Em thật may mắn vì có được những người bảo trợ và tuyến dưới tuyệt vời.”

Chẳng ai phủ nhận yếu tố may mắn trong thành công của một người. Thế nhưng cũng phải nhìn nhận rằng cơ hội hay sự may mắn đang trôi nổi trước mắt chúng ta và chia đều cho tất cả mọi người. Có những người nhìn thấy, chặc lưỡi: “Chắc không dành cho mình vì mình không có điều kiện”, có những người nhìn thấy chộp lấy ngay nhưng chẳng giữ được lâu, có những người thì chộp lấy, làm đến cùng và thành công và cũng có những người xua đuổi vì sợ người khác rèm pha chê bai hay đơn giản chỉ vì định kiến.

Tổng kết lại tôi thấy có hai trường hợp mà từ “may mắn” thường được đề cập đến. Một là khi những người đã thành công và giàu có rồi chia sẻ về mình họ thường nói “may mắn” hay “hên xui" ấy mà. Hai là khi bình luận về sự thành công của ai đó, người khác cũng nói “nó may thế” hoặc ít ra là cố tìm một yếu tố được coi là “may mắn” nào đó để ghép vào sự thành công của người được nhắc đến. Vậy thôi.

Viết đến đây chả biết kết thế nào. Thôi thì các bác đọc cũng lượng thứ cho. Nếu “may mắn” thì được các bác thích, bấm like, chia sẻ và cho mấy câu “còm” còn không thì …. chắc là vì “không may”.

Em xin hết.

By Nguyễn Tam Khôi - Đa Phúc.